Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
95968

Thanh Hóa: Lần đầu tiên công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022

Ngày 16/10/2023 14:23:58

Thanh Hóa: Lần đầu tiên công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022

Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh bao gồm 02 nhóm với 06 chỉ số đánh giá chính. Trong đó: 06 chỉ số đánh giá chính được phân thành Nhóm chỉ số chung và Nhóm chỉ số về hoạt động. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 05 chỉ số chính: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng. Nhóm chỉ số về hoạt động gồm 01 chỉ số là hoạt động chính quyền số. Thang điểm đánh giá đối với bộ chỉ số chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh là 1.000 điểm.

Trên cơ sở đó, có 05 đơn vị cấp sở, ban, ngành xếp đầu cấp Sở về Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI) năm 2022 là: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng.

d31d9612d3f3c76dCĐS4.jpg

Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cấp huyện bao gồm 02 nhóm với 08 chỉ số đánh giá chính. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 05 chỉ số chính là: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng; nhóm chỉ số về hoạt động gồm 03 chỉ số là: hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số.

Trên cơ sở đó, có 05 đơn vị cấp huyện xếp đầu chỉ số DTI năm 2022 là: thành phố Thanh Hóa, huyện Như Thanh, thị xã Nghi Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định.

6d91022e60a73f7dCĐS3.jpg

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, có 20/20 sở, ban, ngành cấp tỉnh thành lập Tổ giúp việc về chuyển đổi số, 27/27 UBND cấp huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các huyện và đã ban hành được Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Thanh Hóa luôn quan tâm đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho 113 cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan cấp tỉnh; 80 cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan cấp huyện và 505 đơn vị cấp xã: 4.552 bộ máy tính, 726 bộ máy in và 340 bộ thiết bị chuyển mạch Switch. Các trang thiết bị và hạ tầng CNTT của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định, thông suốt; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được trang bị máy vi tính; 100% các đơn vị đã có mạng LAN, các máy tính được kết nối mạng Internet băng thông rộng phục vụ công tác.

Năm 2022 toàn tỉnh có 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng. Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống là 3.436.164 lượt văn bản, số văn bản gửi đi trên hệ thống là 1.073.930 văn bản; số văn bản nhận là: 2.387.247 văn bản; tỷ lệ văn bản ký số cá nhân đạt 98,72%, tỷ lệ văn bản ký số cơ quan đạt 99,07%; đã có sự thay đổi tích cực từ cách làm việc hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử, công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.

Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành Cổng dữ liệu mở của tỉnh để các cơ quan, đơn vị kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp; việc triển khai các ứng dụng CNTT tại các ngành, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; ngoài các ứng dụng dùng chung của tỉnh; các ngành, đơn vị còn triển khai các ứng dụng chuyên ngành, xây dựng hệ thống dữ liệu riêng nhằm phục vụ công tác quản lý. Như: Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Đã triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh tại 03 điểm (bao gồm 02 trạm quan trắc môi trường không khí; 01 trạm quan trắc môi trường nước biển) cơ bản cung cấp thông tin, đưa ra những phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT): 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm... thực hiện thanh toán điện tử; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện thanh toán điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, bán hàng trực tuyến. Ngành Thuế đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; đến nay, 100% các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đã áp dụng hóa đơn điện tử…

Năm 2022, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã cung cấp 159 dịch vụ công mức độ 3 và 716 dịch vụ công mức độ 4; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 815 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa của tỉnh đã tiếp nhận 917.255 hồ sơ. Hệ thống Cổng Dịch vụ công tỉnh, hệ thống Một cửa điện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoạt động ổn định, hiệu quả, công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được giải quyết vượt chỉ tiêu được giao theo Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh.

Toàn tỉnh có 27/27(tỷ lệ 100%) huyện, thị xã, thành phố đã triển khai 4.233 Tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với hơn 14.478 thành viên tham gia…

Kết quả đánh giá, xếp hạng là cơ sở để các ngành, đơn vị, địa phương theo dõi lộ trình thực hiện chuyển đổi số hằng năm của đơn vị, phản ánh một bức tranh rõ nét hơn về tình hình ứng dụng và phát triển CNTT, chuyển đổi số, từ đó các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp thúc đẩy hoạt động CNTT nói chung và chuyển đổi số nói riêng phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực.

Thanh Hóa: Lần đầu tiên công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022

Đăng lúc: 16/10/2023 14:23:58 (GMT+7)

Thanh Hóa: Lần đầu tiên công bố xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện năm 2022

Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các sở, ban, ngành cấp tỉnh bao gồm 02 nhóm với 06 chỉ số đánh giá chính. Trong đó: 06 chỉ số đánh giá chính được phân thành Nhóm chỉ số chung và Nhóm chỉ số về hoạt động. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 05 chỉ số chính: Nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng. Nhóm chỉ số về hoạt động gồm 01 chỉ số là hoạt động chính quyền số. Thang điểm đánh giá đối với bộ chỉ số chuyển đổi số cấp sở, ban, ngành cấp tỉnh là 1.000 điểm.

Trên cơ sở đó, có 05 đơn vị cấp sở, ban, ngành xếp đầu cấp Sở về Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số (DTI) năm 2022 là: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng.

d31d9612d3f3c76dCĐS4.jpg

Bộ chỉ số đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số của các cấp huyện bao gồm 02 nhóm với 08 chỉ số đánh giá chính. Nhóm chỉ số nền tảng chung gồm 05 chỉ số chính là: nhận thức số, thể chế số, hạ tầng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng; nhóm chỉ số về hoạt động gồm 03 chỉ số là: hoạt động chính quyền số, hoạt động kinh tế số, hoạt động xã hội số.

Trên cơ sở đó, có 05 đơn vị cấp huyện xếp đầu chỉ số DTI năm 2022 là: thành phố Thanh Hóa, huyện Như Thanh, thị xã Nghi Sơn, huyện Thọ Xuân, huyện Yên Định.

6d91022e60a73f7dCĐS3.jpg

Theo đánh giá của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, có 20/20 sở, ban, ngành cấp tỉnh thành lập Tổ giúp việc về chuyển đổi số, 27/27 UBND cấp huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số các huyện và đã ban hành được Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo.

Thanh Hóa luôn quan tâm đầu tư trang thiết bị nhằm tăng cường cơ sở vật chất cho 113 cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan cấp tỉnh; 80 cơ quan, đơn vị trực thuộc cơ quan cấp huyện và 505 đơn vị cấp xã: 4.552 bộ máy tính, 726 bộ máy in và 340 bộ thiết bị chuyển mạch Switch. Các trang thiết bị và hạ tầng CNTT của các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin, kết nối ổn định, thông suốt; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được trang bị máy vi tính; 100% các đơn vị đã có mạng LAN, các máy tính được kết nối mạng Internet băng thông rộng phục vụ công tác.

Năm 2022 toàn tỉnh có 100% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật) được thực hiện trên môi trường mạng. Tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản trên hệ thống là 3.436.164 lượt văn bản, số văn bản gửi đi trên hệ thống là 1.073.930 văn bản; số văn bản nhận là: 2.387.247 văn bản; tỷ lệ văn bản ký số cá nhân đạt 98,72%, tỷ lệ văn bản ký số cơ quan đạt 99,07%; đã có sự thay đổi tích cực từ cách làm việc hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường điện tử, công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan nhà nước.

Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành Cổng dữ liệu mở của tỉnh để các cơ quan, đơn vị kết nối, chia sẻ các dữ liệu dùng chung phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và công khai, minh bạch thông tin của các cơ quan chính quyền cho người dân, doanh nghiệp; việc triển khai các ứng dụng CNTT tại các ngành, đơn vị trong tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực; ngoài các ứng dụng dùng chung của tỉnh; các ngành, đơn vị còn triển khai các ứng dụng chuyên ngành, xây dựng hệ thống dữ liệu riêng nhằm phục vụ công tác quản lý. Như: Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường: Đã triển khai dự án đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc môi trường tự động trên địa bàn tỉnh tại 03 điểm (bao gồm 02 trạm quan trắc môi trường không khí; 01 trạm quan trắc môi trường nước biển) cơ bản cung cấp thông tin, đưa ra những phát hiện, cảnh báo sớm các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT): 100% các siêu thị, trung tâm mua sắm... thực hiện thanh toán điện tử; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện thanh toán điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng TMĐT, bán hàng trực tuyến. Ngành Thuế đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là các giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế; đến nay, 100% các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể đã áp dụng hóa đơn điện tử…

Năm 2022, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh đã cung cấp 159 dịch vụ công mức độ 3 và 716 dịch vụ công mức độ 4; đã tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia 815 dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa của tỉnh đã tiếp nhận 917.255 hồ sơ. Hệ thống Cổng Dịch vụ công tỉnh, hệ thống Một cửa điện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã hoạt động ổn định, hiệu quả, công khai, minh bạch trong giải quyết TTHC của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến được giải quyết vượt chỉ tiêu được giao theo Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 của UBND tỉnh.

Toàn tỉnh có 27/27(tỷ lệ 100%) huyện, thị xã, thành phố đã triển khai 4.233 Tổ công nghệ số cộng đồng đến tận thôn, xóm với hơn 14.478 thành viên tham gia…

Kết quả đánh giá, xếp hạng là cơ sở để các ngành, đơn vị, địa phương theo dõi lộ trình thực hiện chuyển đổi số hằng năm của đơn vị, phản ánh một bức tranh rõ nét hơn về tình hình ứng dụng và phát triển CNTT, chuyển đổi số, từ đó các cơ quan, đơn vị xây dựng phương án, kế hoạch phù hợp thúc đẩy hoạt động CNTT nói chung và chuyển đổi số nói riêng phù hợp với đặc thù ngành, lĩnh vực.