Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
95968

Lịch sử hình thành

Ngày 30/10/2017 14:01:05

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN
1. Tên gọi
1.1. Tên gọi trước đây: Xã Thiên Phủ trước đây thuộc Mường Khằng gồm Khằng Nóc và Khằng cuông (thuộc tổng Đặc Kiệt) được thành lập từ 6 bản của xã Bất Thiên (bản Sài, bản Sắng, bản Chong còn gọi là Khằng Nóc) và 3 bản của xã Bất Phạt (bản Háng, bản Hàm, bản Giồi còn gọi là Khằng cuông). Dưới Mường là các pọng, dưới pọng là bản. Mỗi Mường, pọng là quan lang gọi là Tạo mường là người có quyền cao nhất trong bản rồi đến Tạo pọng, Tạo bản.
1.2.Tên gọi hiện nay: xã Thiên Phủ Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái , Ý nghĩa của tên gọi "Trời phù hộ" hay nghĩa khác là sự giao thoa giữa trời và đất. Đặt tên là xã Thiên Phủ vì nhân dân luôn mong muốn trời đất mưa thuận, gió hòa để mùa màng được bội thu,
2. Lịch sử hình thành:
Từ rất sớm trên vùng đất Thiên Phủ đã có con người sinh sống và lập nghiệp, chủ yếu là dân tộc Thái đến khai hoang, khẩn hóa những vùng đất rậm rập, núi non hiểm trở bồi đắp thành những bản làng. Các dòng họ đã có mặt ở đây ngay từ buổi đầu là: Họ Hà, họ Vi, họ Ngân….
Xã Thiên Phủ trước đây thuộc Mường Khằng gồm Khằng Nóc và Khằng cuông (thuộc tổng Đặc Kiệt) được thành lập từ 6 bản của xã Bất Thiên (bản Sài, bản Sắng, bản Chong còn gọi là Khằng Nóc) và 3 bản của xã Bất Phạt (bản Háng, bản Hàm, bản Giồi còn gọi là Khằng cuông). Dưới Mường là các pọng, dưới pọng là bản. Mỗi Mường, pọng là quan lang gọi là Tạo mường là người có quyền cao nhất trong bản rồi đến Tạo pọng, Tạo bản.
Xã Thiên Phủ hiện nay có 7 bản (gồm có bản Sài, bản Lớt Giồi, bản Hàm, bản Háng, bản Dôi, bản Sắng, bản Chong, ). Thiên Phủ đã có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư làng xã lâu đời. Trong đó họ Hà là dòng họ lớn nhất.
2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã/thị trấn.
2.3. Địa dư hành chính của xã thuộc mường nào, tổng nào:
Thiên Phủ thuộc Mường Khằng thuộc Khằng Nóc và Khằng Cuông (tổng Đặc Kiệt) lúc này vẫn duy trì hệ thống quản lý Mường, Pọng, có Tạo Mường điều hành chung, dưới Mường có Pọng. Mường, Pọng vừa là khu vực địa lý, vừa là một đơn vị hành chính, một thể chế xã hội vừa có tính chất dòng họ và gia đình. Mỗi Pọng rộng hẹp tùy theo số dân và mỗi Pọng có một vị quan lang cai quản hay còn gọi là Tạo Pọng, Tạo Bản, dưới Pọng đến Bản. Bản là đơn vị cuối cùng trong tổ chức xã hội ở huyện Quan Hóa lúc bấy giờ, ngoài những Bàn bình thường do Pọng trực tiếp quản lý còn có các bản “Thín”, loại bản này chuyên phục dịch riêng cho Tạo Bản.
Thiên Phủ là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng. Nhân dân các dân tộc địa phương có tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng loại, yêu quê hương, bản làng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước; trong lao động nhân dân xã Thiên Phủ có tính cần cù và sáng tạo Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người có mặt trên mảnh đất này đã phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ, giặc ngoại xâm, áp bức bóc lột, cường quyền để tồn tại và phát triển.
Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta chúng đã đàn áp bóc lột nhân dân ta. Ở Quan hóa thổ ty Lò Khăm Ban đã chiêu mộ nghĩa quân tập hợp dưới ngọn cờ của anh hùng dân tộc Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 2427. Lò Khăm Ban được phong chức thượng tướng quân vàcấp đất đai bổng lộc rất lớn. Bia đá xã Hồi Xuân cũng như gia phả họ Phạm Bá ở Pọng Chiềng còn ghi công lao của ông trong việc khai khẩn đất đai lập ra Mường Ca Da.
Đến những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa đã bùng lên mạnh mẽ, song các phong trào đấu tranh của nhân dân ta do không có đường lối lãnh đạo đúng đắn nên bị bế tắc thất bại, đòi hỏi bức thiết cần có một chính Đảng lãnh đạo.
Do bị bóc lột, đàn áp dã man nên nhân dân liên tiếp nổi dậy chống lại thổ ty, lang đạo, tàn ác. Mặc dù các cuộc đấu tranh bị thất bại do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn , nhưng qua đó đã thể hiện long dũng cảm, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân địa phương đồng thời cho thấy mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với địa chủ phong kiến, thổ ty lang đạo và thực dân phong kiến .
Trong các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc nhân dân các dân tộc xã Thiên Phủ luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương bảo vệ bản làng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có nhiều con em các dân tộc xã Thiên phủ đã ngã xuống hy sinh để bảo vệ tổ quốc có 58 người con đã hy sinh và 25người đã mang trong mình thương tật nặng.
Từ năm 1945 trở về trước tổ chức gia đình của người Thái – Mường Thiên Phủ vẫn mang tính chất gia tộc – Mẫu hệ. Dù đã nhiều tuổi đã có vợ con nhưng còn bố mẹ thì con cháu trong gia đình vẫn phải xum họp cùng một nhà nhiều thế hệ bởi thế có gia đình 3,4 thế hệ gồm 20 đến 30 người sống chung tron một ngôi nhà.
Người dân nơi đây sống thật thà chất phác tôn kính tổ tiên, ông bà và hiếu nghĩa . Trong giao tiếp sinh hoạt mềm mỏng hiền hòa. Tục ngữ Thái ở đây có câu “ đánh con dùng đôi mắt – đánh chó mới dùng roi” .
Người Thái có ngôn ngữ và hệ thống chữ viết lâu đời. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Người Thái chủ yếu dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình, trên tất cả các văn tự đều sử dụng chữ Thái. Cho đến nay ngôn ngữ Thái vẫn được bảo tồn sử dụng trên địa bàn xã. Người dân ở đây luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương bản làng có tinh thần tương thân tương ái cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết gắn bó, chung thủy, trọng tình trọng nghĩa.
Người dân ở đây đều có bản chất của người lao động cần cù, chịu thương chịu khó, bằng bàn tay lao động và óc sáng tạo, những cư dân dòng họ nơi đây đoàn kết một lòng khai khẩn đất đai trở thành vùng đất tươi tốt của những cánh rừng, đồi luồng xanh thẳm .
Nước và ruộng là hai điều kiện cần và đủ để cư dân ở đây sống một cách ổn định
“ tẳng chặng kin pa, phứa na kin kháu” có nghĩa là chặn nước ăn cá, làm ruộng ăn cơm và làm nương dưới chân đồi núi đá, làm ruộng dưới chân bản” và con trâu là loại gia xúc chủ đạo.
Kinh tế nương rẫy chủ yếu là quảng canh, xen canh và du canh. Người Thái rất chú trọng đến hạt giống
Chăn nuôi : chủ yếu là nuôi các giống gia xúc gia cầm như trâu, bò, dê, lợn, gà, Nhím, lợn lai lòi…hình thức nuôi chủ yếu là thả rông chăn nuôi hộ gia đình đang xuất hiện mô hình nuôi trang trại vừa và nhỏ.
Thủ công nghiệp: Nghề đan lát thông thường dành cho nam giới họ dùng tre, bầu, đan các dụng cụ gia đình để sử dụng đựng lúa, bế, giỏ…vv còn nữ giới thì dệt thổ cẩm, thêu khăn piêu.
Về dịch vụ: Trên địa bàn xã chưa có chợ nào để giao thương hành hóa. Tuy nhiên một số hộ gia đình đã tận dụng mặt tiền và không gian nhà ở của mình để mở các cửa hiệu tạp hóa các đại lý buôn bán lẻ nhà hàng ăn, uống đa dạng …vv tất cả đều manh mún nhỏ lẻ song nó đã đánh dấu sự hình thành và bước đầu tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển.
Trải qua một chặng đường hơn 70 năm xây dựng và phát triển quê hương, nhân dân các dân tộc xã Thiên Phủ đã tạo dựng cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh từ đường, trường, trạm. Do đó bộ mặt của xã có nhiều khởi sắc phát triển nhanh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đến nay xã đã xây dựng khai trương được 10/11 làng văn hóa, Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và cũng là cơ quan đạt chuẩn văn hóa năm 2016. Xã đã xây dựng thành công xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hiện nay nhân dân và cán bộ xã Thiên Phủ đã và đang xây dựng nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập của tổ quốc để kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ.
Về công tác xây dựng nông thôn mới: Trong thời gian qua thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành sự phấn đấu của toàn thể nhân dân trong toàn xã. Xã Thiên Phủ đã đạt được những kết quả đáng phấnkhởi, bộ mặt nông thôn được đổi mới đáng kể, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng lên.
Đảng bộ đã phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng bộ xã về xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện để các đoàn thể chính trị xã hội tham gia vào việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông, dạy nghề, hỗ trợ việc làm, dịch vụ, vốn, vật tư nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học cho nhân dân.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhất là công tác giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng, đội ngũ cán bộ Đảng viên trong xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của cấp ủy chính quyền xã.


Lịch sử hình thành

Đăng lúc: 30/10/2017 14:01:05 (GMT+7)

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN
1. Tên gọi
1.1. Tên gọi trước đây: Xã Thiên Phủ trước đây thuộc Mường Khằng gồm Khằng Nóc và Khằng cuông (thuộc tổng Đặc Kiệt) được thành lập từ 6 bản của xã Bất Thiên (bản Sài, bản Sắng, bản Chong còn gọi là Khằng Nóc) và 3 bản của xã Bất Phạt (bản Háng, bản Hàm, bản Giồi còn gọi là Khằng cuông). Dưới Mường là các pọng, dưới pọng là bản. Mỗi Mường, pọng là quan lang gọi là Tạo mường là người có quyền cao nhất trong bản rồi đến Tạo pọng, Tạo bản.
1.2.Tên gọi hiện nay: xã Thiên Phủ Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái , Ý nghĩa của tên gọi "Trời phù hộ" hay nghĩa khác là sự giao thoa giữa trời và đất. Đặt tên là xã Thiên Phủ vì nhân dân luôn mong muốn trời đất mưa thuận, gió hòa để mùa màng được bội thu,
2. Lịch sử hình thành:
Từ rất sớm trên vùng đất Thiên Phủ đã có con người sinh sống và lập nghiệp, chủ yếu là dân tộc Thái đến khai hoang, khẩn hóa những vùng đất rậm rập, núi non hiểm trở bồi đắp thành những bản làng. Các dòng họ đã có mặt ở đây ngay từ buổi đầu là: Họ Hà, họ Vi, họ Ngân….
Xã Thiên Phủ trước đây thuộc Mường Khằng gồm Khằng Nóc và Khằng cuông (thuộc tổng Đặc Kiệt) được thành lập từ 6 bản của xã Bất Thiên (bản Sài, bản Sắng, bản Chong còn gọi là Khằng Nóc) và 3 bản của xã Bất Phạt (bản Háng, bản Hàm, bản Giồi còn gọi là Khằng cuông). Dưới Mường là các pọng, dưới pọng là bản. Mỗi Mường, pọng là quan lang gọi là Tạo mường là người có quyền cao nhất trong bản rồi đến Tạo pọng, Tạo bản.
Xã Thiên Phủ hiện nay có 7 bản (gồm có bản Sài, bản Lớt Giồi, bản Hàm, bản Háng, bản Dôi, bản Sắng, bản Chong, ). Thiên Phủ đã có một quá trình lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân cư làng xã lâu đời. Trong đó họ Hà là dòng họ lớn nhất.
2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã/thị trấn.
2.3. Địa dư hành chính của xã thuộc mường nào, tổng nào:
Thiên Phủ thuộc Mường Khằng thuộc Khằng Nóc và Khằng Cuông (tổng Đặc Kiệt) lúc này vẫn duy trì hệ thống quản lý Mường, Pọng, có Tạo Mường điều hành chung, dưới Mường có Pọng. Mường, Pọng vừa là khu vực địa lý, vừa là một đơn vị hành chính, một thể chế xã hội vừa có tính chất dòng họ và gia đình. Mỗi Pọng rộng hẹp tùy theo số dân và mỗi Pọng có một vị quan lang cai quản hay còn gọi là Tạo Pọng, Tạo Bản, dưới Pọng đến Bản. Bản là đơn vị cuối cùng trong tổ chức xã hội ở huyện Quan Hóa lúc bấy giờ, ngoài những Bàn bình thường do Pọng trực tiếp quản lý còn có các bản “Thín”, loại bản này chuyên phục dịch riêng cho Tạo Bản.
Thiên Phủ là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng. Nhân dân các dân tộc địa phương có tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng loại, yêu quê hương, bản làng, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước; trong lao động nhân dân xã Thiên Phủ có tính cần cù và sáng tạo Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người có mặt trên mảnh đất này đã phải vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt, với thú dữ, giặc ngoại xâm, áp bức bóc lột, cường quyền để tồn tại và phát triển.
Thế kỷ XV, giặc Minh xâm lược nước ta chúng đã đàn áp bóc lột nhân dân ta. Ở Quan hóa thổ ty Lò Khăm Ban đã chiêu mộ nghĩa quân tập hợp dưới ngọn cờ của anh hùng dân tộc Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh cuộc khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 2427. Lò Khăm Ban được phong chức thượng tướng quân vàcấp đất đai bổng lộc rất lớn. Bia đá xã Hồi Xuân cũng như gia phả họ Phạm Bá ở Pọng Chiềng còn ghi công lao của ông trong việc khai khẩn đất đai lập ra Mường Ca Da.
Đến những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân ta nói chung và ở tỉnh Thanh Hóa đã bùng lên mạnh mẽ, song các phong trào đấu tranh của nhân dân ta do không có đường lối lãnh đạo đúng đắn nên bị bế tắc thất bại, đòi hỏi bức thiết cần có một chính Đảng lãnh đạo.
Do bị bóc lột, đàn áp dã man nên nhân dân liên tiếp nổi dậy chống lại thổ ty, lang đạo, tàn ác. Mặc dù các cuộc đấu tranh bị thất bại do thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn , nhưng qua đó đã thể hiện long dũng cảm, tinh thần yêu nước nồng nàn của nhân dân địa phương đồng thời cho thấy mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân với địa chủ phong kiến, thổ ty lang đạo và thực dân phong kiến .
Trong các cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc nhân dân các dân tộc xã Thiên Phủ luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ quê hương bảo vệ bản làng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ có nhiều con em các dân tộc xã Thiên phủ đã ngã xuống hy sinh để bảo vệ tổ quốc có 58 người con đã hy sinh và 25người đã mang trong mình thương tật nặng.
Từ năm 1945 trở về trước tổ chức gia đình của người Thái – Mường Thiên Phủ vẫn mang tính chất gia tộc – Mẫu hệ. Dù đã nhiều tuổi đã có vợ con nhưng còn bố mẹ thì con cháu trong gia đình vẫn phải xum họp cùng một nhà nhiều thế hệ bởi thế có gia đình 3,4 thế hệ gồm 20 đến 30 người sống chung tron một ngôi nhà.
Người dân nơi đây sống thật thà chất phác tôn kính tổ tiên, ông bà và hiếu nghĩa . Trong giao tiếp sinh hoạt mềm mỏng hiền hòa. Tục ngữ Thái ở đây có câu “ đánh con dùng đôi mắt – đánh chó mới dùng roi” .
Người Thái có ngôn ngữ và hệ thống chữ viết lâu đời. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 Người Thái chủ yếu dùng ngôn ngữ và chữ viết riêng của dân tộc mình, trên tất cả các văn tự đều sử dụng chữ Thái. Cho đến nay ngôn ngữ Thái vẫn được bảo tồn sử dụng trên địa bàn xã. Người dân ở đây luôn phát huy truyền thống yêu nước, yêu quê hương bản làng có tinh thần tương thân tương ái cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết gắn bó, chung thủy, trọng tình trọng nghĩa.
Người dân ở đây đều có bản chất của người lao động cần cù, chịu thương chịu khó, bằng bàn tay lao động và óc sáng tạo, những cư dân dòng họ nơi đây đoàn kết một lòng khai khẩn đất đai trở thành vùng đất tươi tốt của những cánh rừng, đồi luồng xanh thẳm .
Nước và ruộng là hai điều kiện cần và đủ để cư dân ở đây sống một cách ổn định
“ tẳng chặng kin pa, phứa na kin kháu” có nghĩa là chặn nước ăn cá, làm ruộng ăn cơm và làm nương dưới chân đồi núi đá, làm ruộng dưới chân bản” và con trâu là loại gia xúc chủ đạo.
Kinh tế nương rẫy chủ yếu là quảng canh, xen canh và du canh. Người Thái rất chú trọng đến hạt giống
Chăn nuôi : chủ yếu là nuôi các giống gia xúc gia cầm như trâu, bò, dê, lợn, gà, Nhím, lợn lai lòi…hình thức nuôi chủ yếu là thả rông chăn nuôi hộ gia đình đang xuất hiện mô hình nuôi trang trại vừa và nhỏ.
Thủ công nghiệp: Nghề đan lát thông thường dành cho nam giới họ dùng tre, bầu, đan các dụng cụ gia đình để sử dụng đựng lúa, bế, giỏ…vv còn nữ giới thì dệt thổ cẩm, thêu khăn piêu.
Về dịch vụ: Trên địa bàn xã chưa có chợ nào để giao thương hành hóa. Tuy nhiên một số hộ gia đình đã tận dụng mặt tiền và không gian nhà ở của mình để mở các cửa hiệu tạp hóa các đại lý buôn bán lẻ nhà hàng ăn, uống đa dạng …vv tất cả đều manh mún nhỏ lẻ song nó đã đánh dấu sự hình thành và bước đầu tạo cơ sở thúc đẩy kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển.
Trải qua một chặng đường hơn 70 năm xây dựng và phát triển quê hương, nhân dân các dân tộc xã Thiên Phủ đã tạo dựng cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh từ đường, trường, trạm. Do đó bộ mặt của xã có nhiều khởi sắc phát triển nhanh trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Đến nay xã đã xây dựng khai trương được 10/11 làng văn hóa, Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I và cũng là cơ quan đạt chuẩn văn hóa năm 2016. Xã đã xây dựng thành công xã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Hiện nay nhân dân và cán bộ xã Thiên Phủ đã và đang xây dựng nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã ngã xuống vì nền độc lập của tổ quốc để kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh Liệt sỹ.
Về công tác xây dựng nông thôn mới: Trong thời gian qua thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự chỉ đạo sát sao của các cấp các ngành sự phấn đấu của toàn thể nhân dân trong toàn xã. Xã Thiên Phủ đã đạt được những kết quả đáng phấnkhởi, bộ mặt nông thôn được đổi mới đáng kể, chất lượng cuộc sống của nhân dân được nâng lên.
Đảng bộ đã phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong hệ thống chính trị trong việc thực hiện Nghị Quyết của Đảng bộ xã về xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện để các đoàn thể chính trị xã hội tham gia vào việc thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông, dạy nghề, hỗ trợ việc làm, dịch vụ, vốn, vật tư nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học cho nhân dân.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhất là công tác giám sát của cấp ủy, tổ chức Đảng, đội ngũ cán bộ Đảng viên trong xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng của cấp ủy chính quyền xã.